Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn thủ tục môi trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tư vấn thủ tục môi trường. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 11, 2015

ĐỀ ÁN XẢ THẢI

HỒ SƠ XIN PHÉP XẢ THẢI
Đối tượng phải lập đề án xả thải:
Tất cả các đối tượng Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô vượt quá 10 m3/ngày đêm trừ các đối tượng được quy định trong điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP đều phải lập đề án xả thải.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3 /ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hoá chất, dược phẩm, đông dược, hoá mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ:
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
Đối với các đối tượng thực hiện thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.
Nơi cấp hồ sơ:
Xả thải dưới 3.000 m3/ngày, đêm sẽ do Phòng Tài Nguyên Nước - Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.
Xả thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Thời hạn của giấy phép:
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn không quá mười (10) năm tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm (Theo Điều 21 -  Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013)
Vì thế 90 ngày trước ngày giấy phép hết hạn chủ dự án phải tiến hành làm thủ tục gia hạn giấy phép. (Điểm 2, khoản 1, điều 22 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP Điều kiện gia hạn giấy phép xả thải: Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày)
Trong trường hợp lưu lượng xả thải hay công trình xả thải có thay đổi so với giấy phép đã cấp chủ dự án phải tiến hành thủ tục xin cấp phép mới.
Cơ sở pháp lý cần tham khảo để lập hồ sơ xin phép xả thải:
-      Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
-      Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước

Mọi chi tiết xin liên hệ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SVN
Địa chỉ: 50/11/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 08.35886583   / 0919.948.839


Xem chi tiết...

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường

LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2015

Công ty SVN chúng tôi với đội ngũ nhân viên là Luật Sư, Thạc Sỹ, Kỹ Sư, Cử Nhân môi trường hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc hoàn tất các hồ sơ về môi trường cho các doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để được đảm bảo hỗ trợ hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng, chuẩn theo Bộ TNMT và tiết kiệm nhất! HOTLINE 0919.948.839

Doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động không thuộc đối tượng quy định tại phụ lục II nghị định 18/2015/NP-CP cần phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường, SVN sẽ tiến hành thực hiện giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, nhà xưởng, chi nhánh, kho hàng hoàn toàn miễn phí trước khi thực hiện hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường.

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Theo nghị định 18/2015 mới nhất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, kế hoạch bảo vệ môi trường nhằm thay thế cho bản cam kết bảo vệ môi trường

Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường:

Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sán xuất, chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các đơn vị không thuộc phụ lục II, Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Các doanh nghiệp đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng không triển khai thực hiện đúng thời hạn hoặc có thay đổi địa điểm thực hiện phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường.

Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường:

Hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn Phụ lục 5 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, với nội dung thực hiền gồm:
  • Quy mô, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh và địa điểm.
  • Nguyên, nhiên liệu, máy móc sử dụng
  • Dự báo các chất thải phát sinh, các tác động đếm môi trường
  • Đưa ra biện pháp giảm thiểu, cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Cơ quan tiếp nhận bản kế hoạch bảo vệ môi trường:

Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại phụ lục 5.1 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

Nhiệm vụ doanh nghiệp sau khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường (thực hiện theo điều 35 Thông tư 27/2015/TT-BTNMT).

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra
Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký.

Căn cứ văn bản pháp luật để thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường:

Bạn đang cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho công ty, lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho nhà xưởng, lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho kho hàng, lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho khách sạn ... của bạn mà chưa hiểu phải bắt đầu như thế nào cần chuẩn bị giấy tờ gì, thủ tục làm sao và chi phí bao nhiêu hay bạn cần mẫu các thủ tục môi trường mới nhất năm 2015 hãy liên hệ với công ty Tư Vấn Môi trường SVN chúng tôi để được hướng dẫn và tư vấn miễn phí và hoàn thiện hồ sơ này một cách nhanh nhất, tiết kiệm chi phí tối đa cho bạn!

Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SVN
Địa chỉ: 50/11/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 08.35886583   / 0919.948.839

Xem chi tiết...

23 thg 11, 2015

Đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại

ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13, Thông Tư 36/2015/TT – BTNMT; QCVN 07:2009/BTNMT; Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu (hiệu lực ngày 15/06/2015) tất cả những cơ sở kinh doanh hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại với khối lượng >600kg/năm đều phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
Cơ sở phát sinh loại chất thải nguy hại như: bóng đèn huỳnh quang thải, giẻ lau dính dầu, mỡ, mực in thải....tất cả những chất thải đó phải được lưu trữ tại khu vực riêng và dán mã số quản lý chất thải đã đăng ký trong Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, phải tiến hành đăng ký Sổ chủ nguồn thải, ký hợp đồng thu gom với đơn vị thu gom có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH (Theo Nghị định 38/2015/NĐ - CP có hiệu lực ngày 15/06/2015)
Một năm phải tiến hành Lập Báo cáo quản lý chất thải nguy hại một lần gửi lên STNMT trước ngày 31/12 hằng năm (Theo TT 36/2015/BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/09/2015.
Xử lý vi phạm:
Đối với các trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng phải đăng ký Sổ nguồn thải CTNHmà không tiến hành đăng ký hoặc khai báo phát sinh CTNH với cơ quan chức năng sẽ phạt hành chính:
-          Phạt tiền từ 30.000.000- 40.000.000 nếu không đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
-          Phạt tiền từ 5.000.000- 10.000.000 nếu không báo cáo quản lý Chất Thải Nguy Hại định kỳ.
-          Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối nếu kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải nguy hại trong chứng từ chất thải nguy hại theo quy định

Quy trình đăng ký sổ chủ nguồn thải:

Để việc lập hồ sơ sổ chủ nguồn thải được dễ dàng, nhanh chóng, hoàn chỉnh, cá nhân, tổ chức có nhu cầu hãy liên hệ Công ty tư vấn môi trường SVN chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và hoàn tất mọi thủ tục với chi phí tiết kiệm nhất

Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SVN
Địa chỉ: 50/11/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 08.35886583   / 0919.948.839
Xem chi tiết...

19 thg 11, 2015

Sổ tay hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CẦN THIẾT


  1. Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014 (hiệu lực ngày 01/01/2015)
  2. Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP Ngày 14/02/2015 (hiệu lực ngày 01/04/2015)
  3. Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; (hiệu lực ngày 15/07/2015)
  4. Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường về quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản (hiệu lực ngày 15/07/2015)
  5. Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (hiệu lực 01/09/2015)
  6. Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu (hiệu lực ngày 15/06/2015)
  7. Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 quy định về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước (hiệu lực 05/07/2014)
Môi trường SVN xin gửi đến Doanh nghiệp “ Sổ tay môi trường” thống kê các thủ tục môi trường cơ bản nhất mà Doanh nghiệp cần thực hiện trước và sau khi đi vào hoạt động.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động.
Trước khi đi vào xây dựng, hoạt động các doanh nghiệp tùy từng quy mô, công suất và loại hình hoạt động sẽ tiến hành lập 1 trong các hồ sơ môi trường ban đầu như sau:
ü Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
ü Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐCM)
ü Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động
Doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa thực hiện bất kỳ hồ sơ môi trường ban đầu nào tùy từng quy mô, công suất và loại hình hoạt động sẽ tiến hành lập một trong số những hồ sơ sau: 
Doanh nghiệp đã hoàn thành hồ sơ môi trường ban đầu tùy thuộc vào điều kiện thực tế, lượng chất thải nguy hại phát sinh, lượng nước thải phát sinh và ngành nghề hoạt động mà thực hiện tiếp tục các hồ sơ sau:
ü Lập hồ sơ xin phép xả thải (≥ 5m3/ngày.đêm, từ 1m3 trở lên với bệnh viện, phòng khám, thuộc da, phòng thí nghiệm, nhuộm…)
ü Lập sổ chủ nguồn thải (> 600kg/năm)
ü Lập hồ sơ xin khai thác nước ngầm, nước mặt.
Đến với Môi trường SVN, đến với niền tin và sự hài lòng trong từng dịch vụ. Hotline: 0835886583



Mọi chi tiết xin liên hệ
Công Ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường SVN
Địa chỉ: 50/11/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 08.35886583   / 0919.948.839
Xem chi tiết...

6 thg 10, 2015

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tác động môi trường là gì?
Đánh giá tác động môi trường - viết tắt là ĐTM (hoặc tiếng Anh là  Environmental Impact Assessment - EIA) là sự đánh giá khả năng tác động tích cực - tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Luật ĐTM đã được hình thành với mục đích ngăn chặn suy thoái môi trường và hướng đến một xã hội bền vững. Trong quá trình hoạt động và phát triển của con người, chúng ta gây tác động đến môi trường tự nhiên và tương ứng tự nhiên cũng sẽ có những phản ứng lại đối với môi trường sống của con người chúng ta, vì thế cần có những biện pháp giúp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực lên môi trường tự nhiên. Thông qua việc đánh giá tác động môi trường, việc bảo vệ môi trường phụ thuộc vào quá trình ra quyết định bằng cách đánh giá rõ những hậu quả môi trường từ hoạt động dự kiến ​​vì phát triển bền vững phụ thuộc vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đó là nền tảng cho sự phát triển hơn nữa.
ĐTM nhằm mục đích dự đoán tác động môi trường ở giai đoạn đầu lập kế hoạch và thiết kế dự án, xác định những tác động tích cực, tìm cách để giảm thiểu tác động bất lợi, đưa ra mô hình dự án phù hợp với môi trường địa phương, trình bày các dự báo và các lựa chọn để ra quyết định.

Đối tượng nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?

Các đối tượng quy định trong phụ lục 2 thuộc Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính Phủ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nếu doanh nghiệp không lập báo cáo theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng, theo điểm d Khoản 3 Điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Quý doanh nghiệp, cá nhân cần tư vấn thực hiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường vui lòng liên hệ hỗ trợ trực tuyến 24/7 Hotline: 0938800202 


Mọi chi tiết xin liên hệ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SVN
Công Ty TNHH Tư Vấn Quản Lý Tài Nguyên Và Môi Trường SVN
Địa chỉ: 537/7 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 0919 98 48 39



Xem chi tiết...

Các bước lập đánh giá tác động môi trường


 Thực hiện ĐTM

Các bước tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật hoặc có thể thuê cơ quan tư vấn lập và trình thẩm định theo quy trình.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Thời gian nhận hồ sơ: sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng).
Khi nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ: trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp phiếu biên nhận cho người nộp, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Phòng Quản lý môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành tổ chức thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ tiến hành các thủ tục cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu hoặc phải chỉnh sửa bổ sung, sẽ có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân thực hiện lại hoặc chỉnh sửa bổ sung.

Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường theo ngày hẹn.
Doanh nghiệp phải nộp 01 bộ hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường để được xét duyệt, hồ sơ bao gồm: 01 bản chính văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; 08 bản chính bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được đóng thành quyển; 01 bản chính bản báo cáo đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường được giải quyết trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
ü  Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
ü  Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
ü  Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
ü  Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


Để việc thực hiện hồ sơ “đánh giá tác động môi trường” được dễ dàng, nhanh chóng, hoàn chỉnh, cá nhân, tổ chức có nhu cầu hãy liên hệ Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng và môi trường SVN chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và hoàn tất mọi thủ tục với chi phí tiết kiệm nhất. Hotline: 0919 98 48 39



Xem chi tiết...